Sơn thấm tường là gì? Cách giải quyết tình trạng này như thế nào cho hiệu quả
25/03/2021Thấm tường vẫn đang là vấn đề nan giải của nhiều gia đình Việt vì đặc điểm khí hậu trên đất nước ta, đặc biệt là khí hậu của người dân Bắc.
Mục lục
Sơn chống thấm là gì? Nó để làm gì?
Vậy hãy hiểu rõ hơn về loại sơn này? Dùng để ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công. Do xảy ra các tác động của môi trường liên quan tới nước chảy, mưa và độ ẩm,…Đặc biệt thì lớp sơn này có tác dụng bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi tác động từ tự nhiên. Và tăng tuổi thọ cho mặt ngoài ngôi nhà. Giúp cho cảnh quan trở nên đẹp hơn và trường tồn cùng với thời gian.
Tuy nhiên, mỗi loại sơn đều có sự khác nhau, không phải loại nào cũng giống loại nào. Có loại ngăn chặn thấm bề ngang có loại thì chặn từ trong ra ngoài. Có loại thì kết hợp làm nên màu của căn nhà trông khá bắt mắt. Nhưng chung lại đó là bảo vệ cho ngôi nhà của bạn khỏi tác động của thời tiết và các yếu tố từ bên ngoài tác động.
Sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu khi thi công sẽ giúp gia tăng độ bền của kết cấu công trình. Nhờ đó giúp công trình bền đẹp theo thời gian, hạn chế các chi phí phát sinh như sửa chữa hư hại do thấm dột hay xử lý chống thấm về sau.
Sơn chống thấm hiện nay có được rất nhiều ưu điểm và tính năng nổi bật. Đặc biệt như chống nấm mốc, chống nóng, chống kiềm và muối hóa..
Tường bị loang vệt nước
– Tường bị mốc
– Tường bị phấn, dùng tay quệt qua sẽ thấy bột sơn dính vào tay
– Tường bị rộp, phồng thành nhiều mảng
– Tường bị rạn, nứt
Phương án chống thấm hiệu quả
Cấu tạo tường nhà:
– Lớp trong ( Cốt): Gạch trét vữa, bê tông cốt thép
– Lớp giữa ( Thịt):Vữa xi măng cát
– Lớp ngoài ( Bì): Sơn
Hiện nay, có rất nhiều phương án chống thấm để giải quyết vấn đề này. Do vậy, cần có sự hiểu biết cơ bản để lựa chọn được phương án phù hợp nhất. Những thông tin dưới đây sẽ gợi ý cho quý vị.
Chống thấm cốt tường
Đối với lớp trong cùng (cốt), việc chống thấm sẽ được thực hiện bằng cách tạo màng chống thấm ở bên ngoài lớp gạch. Phương pháp chống thấm này chỉ áp dụng đối với vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng và polyme. Màng chống thấm cấu tạo vật liệu này là màng gốc polyme rất bền. Gốc xi măng của vật liệu chống thấm gồm 2 thành phần có khả năng bám dính rất cao. Để tăng cường hiệu quả của lớp chống thấm này, quý vị có thể sử dụng thêm phụ gia kết nối để quét lên gạch trước khi thi công màng chống thấm.
Chống thấm giữa tường
Đối với lớp giữa của bức tường: Sử dụng phụ gia chống thấm trộn vữa cùng với nước. Lớp vữa trát hỗn hợp này có độ dẻo cao và bám dính siêu mạnh. Đồng thời tăng cường khả năng chống thấm rất tốt.
Chống thấm ngoài tường
Lớp ngoài cùng của bức tường: Sử dụng sơn chống thấm, đây là phương án cho chất lượng thấp nhất và không bảo vệ được tường.
Việc chống thấm lớp ngoài cùng bức tường có thể sử dụng kết hợp nếu thích. Tuy nhiên không cần thiết nếu đã chống thấm cho lớp trong và lớp giữa của tường.
Việc kết hợp cả 3 biện pháp chống thấm tường sẽ đem lại khả năng chống thấm hoàn hảo. Không bao giờ có thể bị thấm nước, thấm ẩm. Trừ khi có hiện tượng sụt lún địa chấn quá mức. Điều này có thể giảm thiểu hơn nữa bằng cách sử dụng màng chống thấm 2 thành phần đàn hồi. Những vết rạn nứt thông thường sẽ nằm trong khả năng chịu đựng của lớp đàn hồi này.
Dù là tường mới hay tường cũ đều được chống thấm theo các phương án như trên. Chú ý với tường xây lại ở vị trí tiếp giáp giữa hai nhà nên chống thấm ở bên ngoài tường. Khi xây mỗi hàng gạch, cần phải tiến hành chống thấm luôn, sau đó mới trát. Việc chống thấm từ bên ngoài sẽ đem lại sự yên tâm cao hơn vì toàn bộ tường đều được bảo vệ thay vì chỉ có 1 nửa phía trong.
Nguồn: connicespace.com.