Chiến lược thúc đẩy ngành mỹ phẩm – xu hướng phát triển trong tương lai

Chiến lược thúc đẩy ngành mỹ phẩm – xu hướng phát triển trong tương lai

23/03/2021 0 Trần Quý 2,020

Hiện nay cuộc sống ngày càng được nâng cao và tiến bộ. Nhu cầu của con người cũng thay đổi theo, trong đó nhu cầu về làm đẹp được đánh giá là xu hướng tích cực nhất trong xã hội bây giờ. Con người ngày càng yêu cái đẹp, thích làm đẹp và chăm chút cho bản thân mỗi ngày để thích nghi hơn với lối sống hiện đại đang không ngừng phát triển. Nhu cầu về làm đẹp tăng dẫn đến thị trường ngành hàng mỹ phẩm không ngừng nóng lên mỗi ngày. Không những ở Việt Nam mà ngành hàng này cũng đang có tỷ trọng tăng trưởng trên toàn cầu.

Tuy thị trường mỹ phẩm Việt đang có tiềm năng ra thế giới, song trước sự cạnh trạnh từ những thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài, mỹ phẩm sân nhà phải gặp không ít khó khăn. Nhưng không vì lí do đó mà Việt Nam ta chịu sự chèn ép, giậm chân tại chỗ. Tương lai mỹ phẩm Việt Nam sẽ không ngừng phát triển và vươn tầm cao mới. Nắm bắt những cơ hội và tự tin tỏa sáng hơn với tiềm năng hiện có.

Tổng quát ngành mỹ phẩm tại Việt Nam

Mỹ phẩm là gì? Theo định nghĩa của ASEAN: “Sản phẩm mỹ phẩm” là bất kỳ một chất hay một chế phẩm. Được sử dùng để tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận bên ngoài cơ thể con người (như môi, móng tay/chân, biểu bì, hệ thống lông tóc và các bộ phận sinh dục ngoài) hoặc tiếp xúc với răng, niêm mạc miệng. Với mục đích chủ yếu là làm sạch, làm thơm hay thay đổi diện mạo. Cải thiện mùi cơ thể, bảo vệ và duy trì chúng trong điều kiện tốt.

Mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm vô cùng thiết yếu cho cuộc sống

Mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm vô cùng thiết yếu cho cuộc sống

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm vô cùng thiết yếu cho cuộc sống. Hằng ngày, các sản phẩm mà chúng ta đang dùng như: Sữa rửa mặt để rửa mặt, dùng kem đánh răng để chải răng, kem chống nắng bảo vệ da. Dầu gội đầu và dầu xả để làm mềm mượt tóc, sữa tắm để dẹp sạch vi khuẩn và bụi bám trên da,…chúng đều là mỹ phẩm. Và cái khác cơ bản ở đây là người dùng lựa chọn nhãn hiệu nào mà thôi.

Ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Vẫn đang bị hạn chế ở một số điểm như về quy mô sản xuất còn nhỏ. Công nghệ dây chuyền thấp chưa hiện đại như các nước khác. Đồng thời, mỹ phẩm Việt Nam còn chưa đẩy mạnh công tác marketing. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân, vẫn còn coi nhẹ chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng. Làm ảnh hưởng đến hình ảnh mỹ phẩm Việt nói chung.

Nhìn chung về thị phần mỹ phẩm Việt Nam

Các nhà đầu tư ngoại đang hướng về Việt Nam với nhiều dự án sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối mỹ phẩm. Trong khi đó thương hiệu mỹ phẩm Việt, nhất là các công ty mỹ phẩm nội địa. Đang rơi vào tình trạng bị thu hẹp đáng kể thị phần tiêu thụ.

Mỹ phẩm Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 10% thị phần, và các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đang nổ lực giành lại thị trường. Với mức doanh thu cao hơn trong tương lai.

Thị Trường Mỹ Phẩm Việt 

Mỹ phẩm Việt Nam hiện tại cũng đã cạnh tranh được trên thị trường

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay có thể gọi là bùng nổ. Với hàng trăm thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Như công ty có nhà máy sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu và thành phẩm, các đại lý bán hàng. Dòng mỹ phẩm có mặt ở Việt Nam hiện tại là:

Ngành hàng gia công mỹ phẫm Việt

Ngành hàng gia công mỹ phẫm Việt

  • Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Lancome, Shiseido, Lower, Fendi, Estee Lauder,…hầu hết chiếm lĩnh các trung tâm thương mại.
  • Một số thương hiệu nội cũng tạo dựng được vị thế nhất định trong ngành mỹ phẩm Việt Nam như: Thái Dương, Thorakao, Miss Sài Gòn, Lana, Xmen, Biona,…nhưng chỉ tập trung phân khúc thấp và chiếm lĩnh vị trí hết sức khiêm tốn trong thị phần tiêu thụ nội địa

Mỹ phẩm Việt Nam hiện tại cũng đã cạnh tranh được trên thị trường

Do biết khai thác thế mạnh và chọn được đúng phân khúc thị trường. Phân khúc thị trường mỹ phẩm Việt Nam tập trung khai thác thị trường “bình dân” cho cả khu vực “nông thôn và thành thị”. Ngành mỹ phẩm handmade cũng dần được biết đến nhiều hơn và chiếm một thị phần nhỏ. Khuyết điểm của ngành mỹ phẩm handmade tại Việt Nam là người sản xuất thường không có chuyên môn cao. Và sản phẩm chưa được kiểm tra chất lượng công khai.

Phân khúc thị trường mỹ phẩm Việt Nam tập trung khai thác thị trường bình dân

Phân khúc thị trường mỹ phẩm Việt Nam tập trung khai thác thị trường “bình dân

Một số bộ phận người sản xuất mỹ phẩm handmade chỉ chú ý lợi ích. Mà coi nhẹ chất lượng và sức khỏe của khách hàng. Ảnh hưởng và gây khó khăn cho người làm chân chính khác. Dù vậy, với tình hình hiện tại, mỹ phẩm vẫn là cơ hội làm giàu. Vấn đề, người làm mỹ phẩm handmade cần đầu tư nhiều hơn cho kiến thức. Kỹ thuật sản xuất, nguyên liệu sản xuất để cải thiện chất lượng và hình ảnh. Người tiêu dùng ngày càng thông minh, và xu hướng mỹ phẩm lành tính thiên nhiên không hóa chất đang ngày càng được ưa chuộng. Sẽ là cơ hội rất lớn cho cho người khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm handmade. Hãy thay đổi tư duy, trau dồi kiến thức để làm nên thương hiệu cho riêng bạn.

Trong tương lai mỹ phẩm Việt cần chú trọng đến diện mạo và thương hiệu

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai đòi hỏi các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước. Phải quan tâm đến mẫu mã, bao bì, PR thương hiệu và nổ lực quảng bá, phân phối sản phẩm nhiều hơn. Bởi các doanh nghiệp mỹ phẩm nội chỉ tập trung chủ yếu vào chất lượng và quên mất việc chu đáo về mặt ngoài sản phẩm và PR. Nên đã bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

Thị trường mỹ phẩm Việt được coi là còn nhiều tiềm năng

Thị trường mỹ phẩm Việt được coi là còn nhiều tiềm năng

Khi Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do và đưa thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được về mức 0-5%. Thì thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày một trở nên sôi động hơn. Thị trường mỹ phẩm Việt được coi là còn nhiều tiềm năng. Khi chi tiêu cho mỹ phẩm bình quân đầu người mới chỉ ở mức 4 USD/người/năm thấp hơn nhiều so với Thái Lan 20 USD/người/năm.

Theo các đánh giá từ nền kinh tế phát triển cao với GDP trên 6% và đặc biệt là người trẻ dưới 35 tuổi chiếm trên 60% dân số. Nên dự báo đến năm 2020, các tầng lớp trung lưu. Sẽ là những người chi tiêu mạnh cho mỹ phẩm, gia tăng nhanh chóng lên con số 33 triệu người.

Chiến lược Marketing ngành mỹ phẩm Việt Nam

Xu hướng của thời đại 4.0 là marketing online. Xu hướng của giới trẻ đang hướng đến là mua hàng online. Marketing đa kênh cũng đang dần hình thành ở Việt Nam. Vì vậy sử dụng các chiến lược SEO Web, quảng cáo Facebook và đưa sản phẩm mỹ phẩm của doanh nghiệp lên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee… Cũng là một chiến lược cần được thực hiện ngay lập tức cho các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt.

Tương tác trực tiếp với khách hàng hẳn là phương pháp marketing hiệu quả và không dễ gì lỗi thời cho ngành làm đẹp. Đặc biệt là với mỹ phẩm và các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Tâm lý người Việt nhìn chung thích sự an toàn. Vì vậy chiến lược tổ chức sự kiện để truyền thông, tặng kèm, combo khuyến mãi và tặng sản phẩm dùng thử chắc chắn sẽ khiến các nhà marketing không thấy thất vọng từ kết quả mang lại.

Nguồn: cheriskin.com