Thị trường dịch vụ ăn uống với những thành công nhất định sau dịch Covid
23/03/2021Hiện này lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, ẩm thực hay còn được gọi là ngành dịch vụ F&B (Food and Beverage Service). Đang trở thành xu hướng kinh doanh mới ở khắp nơi trên mọi miền đất nước. Nhất là tại các Trung tâm thành phố lớn như HCM, Hà Nội…Nhu cầu ăn uống của con người là không giới hạn. Vậy nên ngành dịch vụ ăn uống chưa bao giờ hết “hot” là điều tất nhiên. Từ thức ăn nhanh, thức uống, món Hàn, ẩm thực thái….đã trở thành một trào lưu mới cho thị trường này.
Thế nhưng khi ngành hàng này gặp phải những biến động, rủi ro từ yếu tố xung quanh như đại dịch Covid vừa qua. Không ít người tiêu dùng đã thay đổi thói quen ăn uống khi Covid 19 diễn biến khó lường. Vậy thì liệu ngành dịch vụ F&B này làm thế nào để trụ vững qua làn sóng khó khăn này. Có những chiến lược nào đã được đề ra khiến cho các dịch vụ ăn uống sôi động trở lại như hiện nay. Cùng đi tìm chìa khóa vàng cho câu trả lời này nhé!
Cú hích Covid xu hướng ăn uống thay đổi – doanh nghiệp buộc phải thích nghi theo
Bên cạnh xu hướng ăn tại nhà hậu dịch do tiết giảm chi tiêu, một xu hướng tiêu dùng mới được ghi nhận. Đó là việc sử dụng các dịch vụ giao thức ăn nhiều hơn của người dân. Tại một chuỗi nhà hàng, dù việc bán hàng online không phải là thế mạnh vào giai đoạn trước dịch. Nhưng hiện, việc giao hàng đang được xác định là chiến lược chủ chốt nhằm tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Trong một khảo sát mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen. 64% người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao đồ ăn thường xuyên hơn sau dịch COVID-19. Điều này cho thấy các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống cần có sự thay đổi. Để thích nghi với những nhu cầu mới trên thị trường và khả năng số hóa sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Có thể thấy, dịch COVID-19 đã tạo cú hích. Buộc ngành dịch vụ ăn uống cần nhiều hơn sự hiện diện của công nghệ.
Công nghệ đã giúp cho ngành dịch vụ nhà hàng, ăn uống phát triển mạnh mẽ hơn sau dịch
Công nghệ đã mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Giờ đây ngồi ở nhà, chỉ với chiếc điện thoại trên tay. Người dùng không chỉ có thể đặt xe, đặt đồ ăn, mà thậm chí còn có thể đặt trước cả chỗ ngồi. Dịch COVID-19 đã gây thiệt hại không nhỏ nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp F&B “chuyển mình” thay đổi để đi nhanh hơn sau dịch.
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa các kênh bán hàng. Là hướng đi một số chuỗi cửa hàng lựa chọn. Vì trên thực tế, giao hàng trực tuyến là nguồn thu duy nhất. Giúp những chuỗi cửa hàng này tồn tại trong thời gian giãn cách xã hội.
Dịch vụ, nhà hàng vốn là một ngành nâng niu trải nghiệm khách hàng. Bởi vậy, đây chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp rà soát lại quy trình vận hành. Củng cố chất lượng, dịch vụ của mình.
Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp tồn tại. Thay đổi để thích nghi sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn sau dịch và ngành dịch vụ, ăn uống là một ví dụ điển hình.
Những cơ hội nào cho ngành dịch vụ ăn uống
Với việc nền kinh tế ngày càng chú trọng vào phát triển du lịch. Sẽ kéo các ngành dịch vụ ăn uống “hồi sinh” trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, các ngành nghề ăn uống tuy còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng lại đang thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư lớn. Sẵn sàng chung tay thúc đẩy ngành này phát triển.
Thực tế, nếu nắm bắt được thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng và sự chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng. Yếu tố thì cơ hội để khai thác và thành công trong ngành dịch vụ vẫn rất lớn. Tuy xu hướng người tiêu dùng có sự thay đổi nhất định nhưng ăn uống vẫn là nhu cầu hàng đầu của con người. Vì vậy nếu chất lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội thì họ vẫn sẽ sẵn sàng móc hầu bao. Vì vậy các nhà hàng – khách sạn nên đầu tư một đội ngũ F&B chuyên nghiệp để làm hài lòng khách hàng của mình.
Nguồn: vtv.vn