Xu hướng ngành F&B – tìm hiểu những cơ hội và thách thức

Xu hướng ngành F&B – tìm hiểu những cơ hội và thách thức

23/03/2021 0 Trần Quý 3,009

Có lẽ khi nhắc đến thuật ngữ F&B, nhiều người còn khá bỡ ngỡ và chưa hiểu rõ về 2 từ này cho lắm. Thực chất F&B là tên gọi tắt của ngành dịch vụ kinh doanh nhà hàng, ăn uống. Hiện nay, lĩnh vực này đang là xu hướng kinh doanh khá phổ biến của nhiều nước phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam ta. Và đến bây giờ ngành dịch vụ F&B này ngày càng có nhiều tiềm năng để phát triển. Khi nhu cầu ăn uống và thưởng thức ẩm thực của mọi người đều tăng cao mỗi ngày.

Từ khi có sự góp mặt của ngành dịch vụ này, nền kinh tế nước ta đã có thêm một làn gió mới. Ngoài hỗ trợ bền vững cho nền kinh tế nước nhà, bên cạnh đó còn thúc đẩy nền ẩm thực Việt mở rộng khắp thị trường năm châu. Vậy xu hướng phát triển ngành F&B năm nay là gì? Dự báo có những cơ hội và thách thức nào xảy ra? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng thông tin qua bài nội dung bài viết sau đây.

Lịch sử ngành F&B – con số của ngành F&B Việt Nam

Lịch sử ngành F&B: rất rất lâu trên thế giới, ngay từ thời trung cổ, những nhà trọ và quán ăn, quán rựu đã là thứ không thể thiếu ở bất kỳ thị trấn nào. Nhưng khái niệm về F&B mới thực sự phát triển từ đầu thế kỉ 19 khi Nicholas Appert phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur phát minh ra “Pasteurisation” (kỹ thuật thanh trùng). Kể từ thời điểm này, thức ăn có thể được bảo quản, lưu giữ và sử dụng lâu dài thì ngành F&B mới thật sự phát triển mạnh mẽ.

Các con số của ngành F&B tại Việt Nam: Tại Việt Nam, tính tới thời điểm hiện nay thì khắp cả nước đã có 540.000 cửa hàng ăn uống, trong số đó thì có khoảng 430.000 cửa hàng là cửa hàng nhỏ, 7000 nhà hàng là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cafe (tính cả chuổi cafe nhượng quyền, chuỗi cafe tự doanh, các quầy bar) và hơn 80.000 nhà hàng được đầu tư và phát triển một cách bài bản. Con số này vẫn tăng lên chóng mặt theo từng ngày.

Xu hướng nào cho ngành dịch vụ F&B năm 2021?

Khoảng 5 năm trở lại đây, ngành F&B bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và nhanh chóng “tìm được chỗ đứng cho mình” giữa thị trường ngành hàng dịch vụ ẩm thực rộng lớn. Trong năm 2021, các xu hướng của ngành F&B sẽ phát triển theo chiều hướng:

Những xu hướng nào để ngành F&B thích nghi

Những xu hướng nào để ngành F&B thích nghi

Thực phẩm Organic tăng cao –  trở thành xu hướng

Đây là xu hướng mà chúng ta có thể nhận thấy từ ngành dịch vụ F&B trong năm 2020 vừa qua. Nhu cầu sử dụng thực phẩm Organic sẽ tiếp tục trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành F&B vào năm 2021.
Trước nỗi lo vòng vây thực phẩm bẩn, nhu cầu của người tiêu dùng chuyển hướng sang các loại thực phẩm Organic. Được trồng, chế biến và sản xuất 100% hữu cơ, an toàn cho sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, những căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa cũng có chiều hướng gia tăng, khiến cho người tiêu dùng thực sự quan tâm hơn tới chất lượng bữa ăn của gia đình.

Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ giao hàng tận nơi

Đi cùng với sự phát triển và “chiếm lĩnh thị trường” của các loại thực phẩm Organic là sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ giao hàng tận nơi. Trong xu hướng ngành F&B 2021; dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ có nhiều đột phá hơn.

Dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ có nhiều đột phá hơn

Dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ có nhiều đột phá hơn

Thay vì phải tới tận các nhà hàng hay các cửa hàng tiện lợi; người tiêu dùng có thể mua hàng ngay tại nhà nhờ dịch vụ giao hàng tận nơi. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng mà còn thúc đẩy các ngành dịch vụ liên kết phát triển mạnh mẽ.

Xu hướng M&A trong các công ty thực phẩm đang nổi bật trong ngành F&B năm 2021

Một xu hướng nổi bật trong ngành F&B năm 2021 nữa. Đó là xu hướng M&A trong các công ty thực phẩm. (M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.)

Những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm. Đã nhận ra “cơ hội siêu lợi nhuận” từ F&B. Chính vì thế, M&A đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp.

M&A đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp

M&A đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp

Nếu như trước đó, các đơn vị sản xuất hoặc phân phối thực phẩm phải thông qua nhiều hình thức trung gian mới có thể tăng sản lượng sản phẩm. Tới tay người tiêu dùng thì hiện tại họ có thể kiêm luôn điều đó.
Chẳng hạn, công ty A chuyên cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu làm đồ uống. Trước đó, họ phải qua các đơn vị trung gian. Như các công ty sản xuất đồ ăn, đồ uống để bán sản phẩm của mình. Nhưng hiện tại, họ đã mở thêm ngành nghề kinh doanh đồ uống và trực tiếp bán sản phẩm từ các nguyên liệu mà đơn vị mình cung cấp. Bằng cách mua lại các thương hiệu trung gian hoặc xây dựng mới.

Xu hướng M&A rõ ràng không chỉ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp phát triển. Mà còn góp phần mang lại nguồn doanh thu khổng lồ cho doanh nghiệp.

Xu hướng “bùng nổ” về thương mại điện tử

Một xu hướng ngành F&B 2021 phải nhắc đến nữa. Đó là xu hướng “bùng nổ” về thương mại điện tử. Để đáp ứng tối đa và hiệu quả các hoạt động phục vụ dịch vụ ẩm thực. Các doanh nghiệp không ngừng kết nối với người tiêu dùng thông qua thương mại điện tử.

Từ việc tiếp thị tới khách hàng thông qua các kênh thông tin. Cho đến việc lưu trữ, cập nhật nhanh chóng các dữ liệu thông tin của khách hàng trên hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp. Được các doanh nghiệp tận dụng tối đa.

Tìm hiểu cơ hội và thách thức

Tại Việt Nam, ngành F&B đã thu được những “tín hiệu” đáng mừng khi triển khai tại các doanh nghiệp. Thị trường F&B Việt Nam 2021 đang có dấu hiệu khởi sắc tốt đẹp.

Những cơ hội và thách thức nào cho sự phát triển của ngành F&B tại Việt Nam

Những cơ hội và thách thức nào cho sự phát triển của ngành F&B tại Việt Nam

Những cơ hội cho sự phát triển của ngành F&B tại Việt Nam phải kể đến như:

  • Nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch gia tăng mạnh mẽ. Điều này thể hiện rất rõ khi số lượng người tiêu dùng tìm đến và sử dụng sản phẩm tại các cửa hàng sạch ngày càng tăng cao.
  • Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng yêu thích các dịch vụ cung cấp đồ ăn tận nơi. Đây sẽ là cơ hội rất lớn giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho mình.
  • Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam. Giúp cho các hoạt động của ngành F&B tại các doanh nghiệp thêm “nở rộ”.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội tiềm năng. Ngành F&B tại thị trường Việt Nam cũng gặp phải không ít thách thức. Những vấn đề mà những người hoạt động trong ngành F&B phải vượt qua, đó là :

Chất lượng dịch vụ sẽ trở thành thước đo

Xu hướng M&A trong các doanh nghiệp mang tới cơ hội phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn với ngành F&B tại Việt Nam. Chất lượng dịch vụ sẽ trở thành thước đo; quyết định doanh nghiệp có chiếm được tình cảm của khách hàng hay không.

Sự sáp nhập hoặc thâu tóm các dịch vụ ẩm thực nếu không đảm bảo được chất lượng có thể ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu. Khiến cho doanh nghiệp mất đi niềm tin từ khách hàng.

Hoạt động thương mại điện tử “nhiễu sóng” trong việc xác định và lựa chọn thông tin 

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử khiến người tiêu dùng bị “nhiễu sóng” trong việc xác định và lựa chọn thông tin cần thiết.
Để đối mặt với thách thức này, các nhà hoạt động trong ngành F&B cần nắm bắt, xây dựng thông tin cốt lõi, đúng đắn và nhắm đúng khách hàng mục tiêu.

Nguồn: houjicha.vn