Gầm cầu thang – Góc chết có ảnh hưởng lớn đến phong thủy
24/03/2021Cầu thang là một phần không thể thiếu trong các ngôi nhà 2 tầng trở lên. Vừa giúp cho mọi người có thể thuận tiện di chuyển giữa các lầu vừa giúp tạo điểm nhấn riêng, tạo nhiều sự khác biệt với các kiểu dáng cầu thang đa dạng. Cách thiết kế cầu thang cong mang ý nghĩa về phong thủy đặc biệt quan trong. Nhất là cách thiết kế gầm cầu thang cũng gây ra một số ảnh hưởng đến phong thủy và sự hưng thịnh của gia chủ. Những chi tiết này gọi chung là “góc chết”.
Mỗi ngôi nhà đều có các “góc chết” khác nhau. Theo phong thủy hoc, các góc chết này sẽ mang lại những ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc cho chính chủ của ngôi nhà. Vì vậy để hóa giải các “góc chết” của các gầm cầu thang, các chuyên gia phong thủy đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để sửa chữa và cải thiện kịp thời để tránh hậu hoạn về sau nhé!
Mục lục
Gầm cầu thang mang tính thẩm mỹ và phong thủy
Trong thiết kế nhà ở bạn không thể bỏ qua những “góc chết” hiện diện trong chính ngôi nhà của mình. Thường thì khu vực này thường dùng để chứa đồ. Có một“góc chết” bạn nên chăm chút đó chính là gầm cầu thang. Chính không gian tưởng chừng như nhỏ bé nhưng sẽ mang đến hiệu quả về thẩm mỹ. Cũng như phong thuỷ giá trị cho bạn.
Cầu thang là kế cấu không thể thiết đối với mỗi ngôi nhà, kể cả gầm cầu thang. Theo phong thuỷ, phần mặt trên của cầu thang mang tính Dương. Gồm các bậc thang nâng đỡ bước chân của người di chuyển. Ngược lại, phần dưới cầu thang thuộc Âm. Cần gia chủ thiết kế sao cho phù hợp phong thuỷ, tránh khí Âm quấy nhiễu bạn và gia đình.
Phần gầm cầu thang nếu bỏ trống và không được vệ sinh sạch sẽ gây khó chịu về thị giác của người nhìn. Một số gia đình đã có những hướng thiết kế để hoá giải “góc chết” này nhưng không hiệu quả. Ảnh hưởng đến mỹ quan, tính năng và phong thuỷ cho chính ngôi nhà của gia chủ.
Lưu ý khi thiết kế gầm cầu thang để tránh ảnh hưởng đến phong thủy
Gầm cầu thang là vị trí thường được gọi là “góc chết” trong thiết kế và phong thủy nhà ở. Cầu thang là phần kết cấu không thể thiếu với nhà có lầu, gác. Và đương nhiên luôn có gầm cầu thang đi kèm. Theo phong thủy, phần mặt trên của cầu thang mang tính Dương, gồm những bậc thang nâng đỡ bước chân đi lại. Ngược lại, phần dưới cầu thang thuộc Âm và gây nhiều khó chịu cho người sử dụng, tùy từng ngôi nhà và kiểu thang.
Ngoài khó chịu về mặt thị giác, gầm cầu thang còn gây ra một số bất tiện như khi chui vào dễ bị đụng đầu. Có thể là nơi trú ẩn của chuột, gián, hoặc có khi bị tù đọng ẩm thấp. Hoặc bỏ không lãng phí. Một số gia đình làm cánh tủ khép kín dưới gầm cầu thang. Một số lại chọn làm nơi đặt phòng vệ sinh quanh năm tối tăm nặng mùi. Nhiều nhà có điều kiện thì làm hồ cá kiểng nhưng chẳng mấy khi thoải mái nhìn ngắm. Mà còn gây bất tiện vì phải súc rửa thường xuyên.
Vậy nhưng từ gầm tối tăm này lại có nhiều ý tưởng thú vị “lóe sáng”. Hơn nữa còn hài hòa phong thủy. Xuất phát từ gia chủ hay người có chuyên môn thì ý tưởng hóa giải góc chết cầu thang cũng đều đáng quý. Nếu coi gầm thang là nơi tận dụng phần diện tích ít ỏi thì có thể tạo chỗ để đồ, làm tủ kệ, đặt kho nhỏ… Nhưng phải thiết kế sao cho thoáng và dễ lấy dễ dùng.
Gầm thang vốn là điểm xéo bất lợi gây ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở
Nếu nhìn gầm thang dưới góc độ phong thủy, thì gầm thang vốn là điểm xéo bất lợi do dầm cầu thang tạo ra sẽ gây tình trạng Thủy – Hỏa tương khắc. Vì thế, thêm nước ở gầm thang là một sai lầm. Chỉ làm tăng thêm cảm giác nặng nề ẩm thấp, âm thịnh dương suy. Thay vào đó, hãy cố gắng để khu vực này càng khô ráo sáng sủa càng tốt. Một số tiểu cảnh thích hợp ở đây là hồ khô rải sỏi, tiểu cảnh có đèn pha để tăng Dương giảm Âm.
Nếu nhìn gầm thang dưới góc độ sáng tạo độc đáo cho nội thất thì có thể sắp đặt phá cách một chút để việc đi lên, đi xuống mỗi ngày thú vị hơn. Không rơi vào tình trạng nhàm mắt quen chân. Bố trí tiểu cảnh sắp đặt cơ động ở gầm thang là một phương án hay, giúp gia chủ dễ thay đổi tùy hứng.
Ở góc nhìn này, cái gầm thang tưởng như vô dụng, “đáng ghét” ấy cũng phần nào giúp gia chủ xả bớt stress. Nếu khéo làm và đừng “bôi” ra rồi lại mất công dọn dẹp.
Gợi ý một số kiểu thiết kế cầu thang vừa đơn giản vừa hiệu quả
Với những gia chủ ngại dọn dẹp, cách đơn giản nhất là biến gầm cầu thang thành những khoảng thật trống và sạch sẽ chỉ để cho nhà thoáng đãng. Ít khi sử dụng nên cũng ít phải vệ sinh bụi bặm. Để góc xéo của gầm thang không còn là “góc chết” gây khó chịu trong nhà.
Nếu làm tủ gầm thang, gia chủ cần lưu ý, ở cả dạng kín hay hở cũng đều phải có sự đồng bộ về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc… với không gian xung quanh. Với thiết kế cầu thang đúc kiểu bản giật cấp, chủ nhà có thể tận dụng một phần làm tủ. Phần còn lại để lộ kết cấu bên dưới. Nếu khéo tận dụng, gia chủ vẫn có thể tạo một góc thư giãn nho nhỏ, chỗ ngồi thư giãn. Hoặc là nơi để vài vật dụng nhỏ dưới gầm thang. Song phải đảm bảo không gây ra va chạm khi sử dụng.
Cập nhật thêm nhiều thông tin phong thủy liên quan tại Phong thủy toàn cảnh.
Nguồn: batdongsan.com.vn