Xu hướng xuất khẩu ngành hàng giày da Việt, mục tiêu năm 2021

Xu hướng xuất khẩu ngành hàng giày da Việt, mục tiêu năm 2021

23/03/2021 0 Trần Quý 1,575

Hôm nay bảng tin phân tích thị trường UNL xin giới thiệu đến quý bạn đọc về thị trường ngành giày da của Việt Nam hiện nay. Từ những thập niên trước thị trường giày da nước ta tập trung chủ yếu vào thị trường Liên Bang Xô Viết. Lúc này nước ta chỉ mới tập trung sản xuất mũi giày để xuất khẩu. Đây cũng là thời điểm ngành giày da nước nhà gặp không ít những khó khăn nhất định từ các nhà nhập khẩu nước ngoài. Trải qua hàng chục năm với đầy chông gai và thách thức. Cho đến nay ngành giày da Việt Nam đã tự mình vươn lên thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm. Góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng cao.

Ngoài ra công nghiệp giày da dần trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước nhà, đem lại nguồn việc làm lao động lớn cho công nhân. Và còn là nguồn giải pháp kinh tế lớn cho khắp các tỉnh thành. Trong tương lại ngành công nghiệp này vẫn còn có những cơ hội và tiềm năng rộng mở hơn thế nữa.

Mỹ và EU đang tạm thời chiếm lĩnh thị trường giày da

Theo số liệu của Hiệp hội Da giày – túi xách Việt Nam (Lefaso). Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày – túi xách năm 2021 đạt khoảng 19,5 tỷ USD. Giảm khoảng 11% so với năm 2019 và kim ngạch xuất khẩu trở về mốc của năm 2018.

Giày da của Mỹ và EU có sản lượng xuất khẩu cao

Giày da của Mỹ và EU có sản lượng xuất khẩu cao

Trong đó, hai thị trường lớn nhất là Mỹ và EU chiếm đến 70% tổng sản lượng xuất khẩu của cả ngành. Là những thị trường chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cụ thể, không chỉ nhà mua hàng thay đổi phương thức đặt hàng. Mà nhà cung cấp cũng buộc phải thay đổi năng lực đáp ứng nhu cầu sản xuất, giao hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải chấp nhận và đáp ứng điều kiện khắc nghiệt hơn. Như thời gian giao hàng rút ngắn 30%. Giá giao hàng lên tàu (FOB) giảm, minh bạch chuỗi cung ứng để người mua kiểm soát chuỗi…

Thị trường giày da Việt Nam đang dần phục hồi khẳng định vị thế trên thị trường

Tuy nhiên, nhờ vào việc kiểm soát dịch bệnh tốt tại Việt Nam và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Ngành da giày đang dần khôi phục, có những chuyển biến tích cực.

Bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Lefaso chia sẻ. Đầu năm 2021, xuất khẩu của ngành da giày đang dần phục hồi. Đơn hàng dồi dào về Việt Nam nhờ công tác kiểm soát Covid – 19 trong nước được thực hiện hiệu quả. Đây là tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Và mở cửa thị trường thông qua các FTA.

Ngành da giày đang dần khôi phục, có những chuyển biến tích cực

Ngành da giày đang dần khôi phục, có những chuyển biến tích cực

Đặc biệt, Hiệp định EVFTA đang là cơ hội lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc và một số quốc gia khác về Việt Nam vẫn đang tiếp diễn… Đây là những thuận lợi mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt. Và có kế hoạch kinh doanh cụ thể, bà Xuân cho biết thêm.

Những xu hướng mới cho giày da nước nhà

Ngành da giày đang xuất hiện những xu hướng mới cả trên thế giới và trong nước. Trên thế giới, xu hướng phát triển của các thương hiệu da giày lớn. Là đều muốn dịch chuyển sang sản xuất ở các quốc gia có chi phí nhân công rẻ và có lợi thế về FTA. Trong đó Banglades, Malaysia, Campuchia… đang là những thị trường được quan tâm.

Tự sản xuất ngay tại các nước sở tại để tiết kiệm được thời gian vận chuyển

Tự sản xuất ngay tại các nước sở tại để tiết kiệm được thời gian vận chuyển

Cùng với đó, các nhà sản xuất da giày lớn trên thế giới. Cũng có xu hướng tự sản xuất ngay tại các nước sở tại để tiết kiệm được thời gian vận chuyển. Việc kiểm soát cũng được siết chặt hơn. Nếu trước đây việc kiểm soát chỉ áp dụng với nguyên vật liệu và nhà máy. Thì nay ngay cả nguồn gốc máy móc, logistics cũng được kiểm soát chặt chẽ. Nhằm kiểm soát toàn bộ nguồn cung ứng và chi phí sản xuất. Các nhà sản xuất lớn cũng có xu hướng chuyển dịch sang các quốc gia có sẵn nguồn nguyên vật liệu. Nên quốc gia nào có nền công nghiệp phụ trợ phát triển thì sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Đối với ngành da giày Việt Nam, trước tình hình chi phí nhân công tăng cao. Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN, các DN da giày cũng có xu hướng dịch chuyển sản xuất từ các tỉnh Đông Nam bộ, sang các tỉnh ĐBSCL.

Ngành giày da Việt đặt mục tiêu năm 2021 lên đến 20 tỷ USD

Đánh giá về triển vọng chung của ngành hàng trong năm 2021. Ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Lefaso nhận định. Hiện ngành da giày đang có những tín hiệu tốt. Khi nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho năm mới. Mục tiêu của ngành trong năm 2021 phải đạt trên 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Để bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong năm 2020.

Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn