Giải pháp xây dựng nhà ống trong diện tích chật hẹp

Giải pháp xây dựng nhà ống trong diện tích chật hẹp

22/03/2021 0 Ngô Vũ 454

Xây dụng ai trong mỗi chúng ta đều nghĩ rằng cần một diện tích lớn để thực hiện. Nhưng với tình hình đô thị như ở Việt Nam việc đó không hề đơn giản. Với mật độ dân số tại các trung tâm thành phố, có một diện tích đất lớn không dễ dàng. Với chi phí mặt bằng cao, nhiều tiêu trí đặt ra nên để có một diện tích xây nhà cũng gây ra nhiều khó khăn. Chúng ta đi làm có thể 10 năm, 20 năm mới mua được một mảnh đất tại thành phố. Muốn xây một ngôi nhà cho gia đình nhưng diện tích lại quá nhỏ. Nhiều nhà thiết kế đã chọn nhà ống ưu tiên hàng đầu khi bắt tay vào thiết kế.

Nhà ống với đặc điểm của mình rất phù hợp cho việc thiết kế trong diện tích hẹp. Chỉ với mặt tiền khoảng 5m bạn hoàn toang đã có một ngôi nhà 2 hay 3 tầng. Bên cạnh đó  với việc diện tích nhỏ, yêu cầu nhà thiết kế cần tỷ mỉ, chính xác trong từng chi tiết. Nếu mắc phải sai lầm nhỏ có thể khiến cả bản thiết kết vứt bỏ. Nhiều tờ báo nước ngoài đã trầm trồ trước những căn nhà ống tại Việt Nam. Họ không thể tin với diện tích chỉ khoảng 35m2, 40m2 đã có một căn nhà đẹp như vậy.

Một số mẫu nhà ống lên báo nước ngoài

Nhà sâu nhưng không bị tối và có màu xanh mát của cây lá. Khiến những công trình này gây ấn tượng trên các tạp chí kiến trúc nổi tiếng như Dezeen, Archdaily.

Trên diện tích 84 m2 (4m x 21 m), nhóm KTS Sanuki và KTS Nishizawa đã kết hợp khéo léo giữa phong cách kiến trúc Nhật. Với các kỹ thuật, vật liệu xây dựng của Việt Nam để tạo nên không gian mở tràn đầy ánh sáng tự nhiên và cây xanh.

Những vách ngăn là cửa gấp hoặc trượt. Hệ thống cửa sổ lá sách dễ dàng mở ra cho gió lưu thông tự nhiên qua toàn bộ không gian của ngôi nhà.

không gian nhà ống

Với mặt bằng 82,5 m2 (5,5×15 m), ngôi nhà trong ngõ yên tĩnh ở ngoại ô Sài Gòn có một khu vườn nhỏ giữa nhà. Ở đó, chủ nhà trồng lộc vừng, loại cây gắn với Hà Nội. Nơi anh từng sống và các loại cây dân dã khác như tre trúc, khế

Để giúp ngôi nhà bớt nắng nóng, có được màu xanh và cảm giác bình yên. Nhóm KTS Lê Cảnh Văn, Đặng Huy Cường, Chu Ngọc Anh đưa ra phương án “nhà hai lớp áo”. Sau lớp tường gồm các viên bê tông rỗng (30×30 cm) là khoảng đệm cây xanh rồi tới lớp thứ hai là các ô cửa kính lớn.

Ngôi nhà ống tại quần Gò Vấp

Nằm trên diện tích đất lớn 176 m2, ngôi nhà ở Gò Vấp (TP HCM) có nhiều thuận lợi. Nhưng cũng có khó khăn do nhà quá sâu (22 m). KTS chính Phạm Thị Mỹ An đã tạo ra một không gian vừa có sự riêng tư vừa có sự kết nối giữa các thành viên trong nhà.

Không gian trong và ngoài nhà được liên kết về mặt thị giác với các loại cây trồng vùng nhiệt đới trước cổng. Trong nhà và trên tầng hai. Khi tiếp khách hay nấu ăn, thưởng thức bữa trưa, bữa tối. Bạn đều có thể nhìn thấy màu xanh dịu mát đem của các loại cây quen thuộc. Nhiều loại cây xanh như cọ, tre trúc, chuối tới cảm giác bình yên, thư giãn.

Công trình nhà ống có mặt tiền ngắn

Ngôi nhà có mặt tiền 4 m, sâu 20 m là dạng nhà ống phổ biến ở Việt Nam. Dành cho một cặp vợ chồng trẻ. Mặt đứng trước và sau được tạo nên bởi các lớp bồn hoa bằng bê tông, nối hai bức tường bên.

Không gian nhà ống được cải tạo

Chiều cao và khoảng cách giữa những bồn hoa được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trưởng của cây. Độ cao trung bình từ 25 cm đến 40 cm. Để tưới cây và chăm sóc dễ dàng, ngôi nhà có hệ thống tưới tự động được đặt bên trong các bồn hoa. Công trình do nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Sanuki Daisuke, Nishizawa Shunri thiết kế

Ngôi nhà ốn tại làng Tứ Liên – Hà Nội

Ngôi nhà trên diện tích 7×18 m (126 m2) nằm trong khu dân cư chật hẹp, lộn xộn thuộc làng Tứ Liên. Nơi đây nổi tiếng với nghề trồng đào quất ở Hà Nội. Nhóm KTS Đào Hưng, Chu Sơn, Hoàng Hiếu, Nguyễn Hoàng, Đào Thanh Hải, Vũ Cường, Vũ Dương đã tạo ra một không gian ở hấp dẫn, có đặc trưng riêng. Các không gian đều tận hưởng được tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên. Ngôi nhà hạn chế sử dụng đèn điện vào ban ngày. Ngôi nhà không cần sử dụng ánh sáng đèn điện cho 90% các không gian từ 7h đến 17h.

Nhà ống tại Việt Nam

Mặt đứng được xử lý bằng việc sử dụng hệ nan thép kết hợp thép lá bản rộng theo trục đứng. Phương án này đảm bảo che nắng mùa hè. Giúp đưa ánh nắng vào sâu bên trong vào mùa đông. Hệ sóng mặt đứng giúp kiểm soát tính riêng tư (tránh bị nhìn từ nhà đối diện). Mật độ dày hơn ở vị trí phòng ngủ và thưa hơn ở sân vườn

Nguồn: Vinasme.vn