Giải pháp kiến trúc nhà nổi chống lũ cho đồng bào

Giải pháp kiến trúc nhà nổi chống lũ cho đồng bào

22/03/2021 0 Ngô Vũ 1,099

Tại Việt Nam vào mùa mưa tháng 7, tháng 8 với lượng mưa nhiều dễ xảy ra lũ lụt. Lũ lụt gây ra nhiều tai họa về người, tài sản của đồng bào. Lũ lụt hiện tượng tự nhiên nhiều khi ta không thể báo trước được. Tất cả các dự báo chỉ mang tính chất khách quan không tuyệt đối. Kiến trúc nhà ở Việt Nam được xây dựng chủ yếu bằng gạch, xi măng. Những vật liệu, ngôi nhà này thường sẽ cố định không thể di chuyển. Nếu lũ lụt xảy ra thường sẽ bị chủ động, người dân chỉ có thể leo lên tránh lũ. Việc leo lên độ cao như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn. Việc cấp bách cần cải thiện kiến trúc giúp ngôi nhà nổi có thể chống lũ.

Nhận thấy được vấn đề cần có giải pháp cho tình trạng lũ lụt. Anh Lê Trung Hiếu ở Hà Nội đã làm ra căn nhà chống lũ lụt cho đồng bào. Theo anh căn nhà có chi phí thấp được làm từ những nguyên liệu gần gũi trong cuộc sống. Căn nhà chống lũ này có thể chứa được 10 người và nhiều hàng hóa, vật dụng. Ngôi nhà nổi trên mặt nước, nếu lũ dâng người dân cũng không cần lo lắng.

Ngôi nhà nổi với chi phí 25 triệu đồng

Được ghép bằng 6 tấm bê tông rỗng siêu nhẹ, nhà nổi rộng 16 m2, trị giá 25 triệu đồng.Ngôi nhà có thể làm nơi tránh lũ cho 10 người và vài tấn hàng hóa.

Sáng 4/12, ngôi nhà tự nổi chống lũ của anh Lê Trung Hiếu (quận Hoàng Mai, Hà Nội) và nhóm bạn chuyên làm từ thiện. Ngôi nhà được đặt thử nghiệm thành công tại góc hồ Yên Sở, quận Hoàng Mai.

Nhà nổi chống lũ

Sau khi đưa xuống hồ, 6 người lớn ngồi lên, nhà tự nổi không bị chòng chành. Phần chân đế bê tông chìm khoảng một nửa.

Đặc điểm kiến trúc của căn nhà nổi cho đồng bào miền Trung

Ngôi nhà được thiết kế riêng cho người dân miền Trung trong mùa lũ, chia làm hai phần, chân đế và mái che. Chân đế làm bằng bê tông xốp nhẹ, rỗng ở trong, tạo thành 4 ngăn hầm. Ngôi nhà nổi có thể chứa được 4 tấn hàng hóa. Mái che hình vòm, cao chừng 2 mét, làm bằng thép quây tôn, ngoài lợp mái tre, nứa.

Nhà nổi chống lũ

Nhà nổi do được thiết kế bằng vật liệu bê tông xốp lắp ghép cao một mét. Bên trong rỗng nên khi gặp lũ cao từ 60 cm có thể tự nổi, anh Hiếu cho biết.

Hai bên hông nhà nổi được thiết kế thừa ra khoảng 50 cm. Giúp có thể để thêm các vật dụng cần thiết trong gia đình và gia súc, gia cầm.

Theo thiết kế, nhà nổi có thể được tháo rời các tấm bê tông. Phần mái có thể cuốn gọn lại khi không sử dụng. Với các vật liệu bê tông nhẹ, tôn, thép, ước tính nhà nổi có độ bền 20-30 năm.

Chia sẻ của anh về ý tưởng nhà nổi

Chia sẻ về ý tưởng thiết kế ngôi nhà, anh Hiếu cho biết. Hồi tháng 10 cùng nhóm bạn tới Quảng Bình đưa hàng cứu trợ. Anh chứng kiến nhiều người khổ sở chờ cứu hộ trên mái nhà. Cả nhóm suy nghĩ phải có giải pháp lâu dài cho người dân.

Là kỹ sư xây dựng, am hiểu về thiết kế, thi công, vật liệu nên khi về đến Hà Nội. Anh Hiếu bắt tay ngay vào việc. Sau một ngày một đêm, anh đã hoàn thiện toàn bộ thiết kế mẫu nhà chống lũ của riêng mình. Ngôi nhà với cách thức và công nghệ khác với các mô hình trước đó.

Dự án nhà nổi của anh Lê Trung Hiếu

Ban ngày, phần lớn thành viên của nhóm anh Hiếu đi làm ở công sở. Đến 20h mới tập hợp và về Hà Nam để thực hiện cho đến 0h. Sau khoảng một tháng, ngôi nhà chống lũ đã hoàn thiện.

“Với thiết kế đơn giản và vật liệu nhẹ, chi phí khoảng 25 triệu đồng. Tuy nhiên khi sản xuất đại trà và tại các hộ gia đình, có thể sử dụng tranh tre, nứa, lá, rơm để lợp nên giá thành sẽ rẻ hơn“, anh Hiếu nói.

Với ngôi nhà nổi này, anh và nhóm tình nguyện không đăng ký bản quyền. Sau thử nghiệm thành công, họ sẽ chia sẻ thiết kế, kinh nghiệm cho các tổ chức thiện nguyện khác. Giúp cho người dân và chính quyền để tự đầu tư, lắp đặt.

Mưa lũ – lũ lụt gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đợt mưa lũ tháng 10-11 đã làm 249 người chết, 57 người mất tích, hơn 1.500 ngôi nhà bị sập đổ, gần 240.000 ngôi nhà khác bị hư hỏng, tốc mái.

Nông nghiệp tổn thương nghiêm trọng với 4.000 ha lúa, 7.600 ha hoa màu, 12.670 ha nuôi thủy sản bị thiệt hại, 38.500 gia súc, 3.200.000 gia cầm bị chết, 165 km đê biển, cửa sông, 50 km kè bị hư hỏng, 88 điểm sạt lở bờ biển với tổng chiều dài là 141 km. Tổng thiệt hại ước tính 30.000 tỷ đồng.

Nguồn: Kienviet.net