Chất chống thấm
Không hề kém cạnh phần sơn chống thấm; hiện nay trên thị trường cũng đang tồn tại khá nhiều những chất chống thấm. Chính vì thế đây cũng là một ý tưởng không hề tồi. Chúng thường được áp dụng trong việc chống thấm trần, chống thấm sân thượng, chống thấm sàn, chống thấm tường…
Bạn có thể trộn chúng cùng vữa xi măng. Cách này có thể khiến cho bê tông thấm sâu hơn. Ngoài ra chúng còn có thể hàn gắn các vết nứt bên trong kết cấu bê tông cũng như lỗ hổng lớn trong kết cấu. Thậm chí ngăn cản sự xâm nhập của nước nhờ tạo nên một lớp phủ trên bề mặt.
Keo chống thấm mới
Nếu đang có ý định sử dụng các loại keo chống thấm hãy ưu tiên cho phiên bản 4 lớp nhé. Chúng bao gồm lớp giấy tháo bỏ, lớp gia cố chống bị xé rách, hỗn hợp bằng bitumen và màng bảo vệ bằng nhôm. Ngoài ra một số loại giấy dầu thống thấm cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chống thấm cho căn nhà của bạn vào mùa mưa.
Nếu muốn sử dụng chúng bạn cần phải đảo bảo được bề mặt tường phải được sạch sẽ. Không được tồn tại những tạp chất cũng như chất bụi bẩn. Nếu những lỗ nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt hãy sử dụng lớp lót bitumen với định lượng 250g/m2 để phủ kín chúng. Hãy luôn chắc chắn rằng bạn sẽ sử dụng các giải pháp chống thấm phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Ngoài ra cũng nên áp dụng dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp nếu bạn muốn chắc chắn hơn.
Sử dụng hiệu quả
Nguyên nhân gây thấm và dột khác nhau sẽ có phần giải pháp cũng như lựa chọn nguyên liệu khắc phục khác nhau. Chính vì thế bạn nên bắt tay với việc thực hiện công tác chống thấm ngay từ khi bắt tay vào xây dựng công trình. Nhằm đảm bảo trong việc phát huy tối đa hiệu quả chống thấm. Nếu quá chủ quan trong việc này và gặp những vệt thấm sau khi xây dựng xong; sẽ rất khó để có thể đảm bảo việc khắc phục chúng được diễn ra suôn sẻ. Thậm chí chúng sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền của bạn trong việc đó.
Phần sơn chống thấm nên sử dụng thuộc các hãng uy tín như Tison, Jotun, Spec, Expo hay Kova, ICI, Mykolor… Hầu hết chúng đều có khả năng chống hoặc kháng nước và kháng ẩm. Hoàn toàn giúp tường nhà tránh xa rong rêu và vi khuẩn gây ẩm mốc. Điều đặc biệt là chúng thích hợp với mọi hạng mục và mọi công trình.
Riêng về phần chất chống thấm; hãy ưu tiên phần lớn cho dạng bột hòa tan hoặc dạng lỏng của các hãng Wapro, Shellkote, Rainkote, Weatherkote. Hoặc Kova, Sika, Index, Flintkote, Sankote… Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng mà chúng mang lại. Đến khi khô hoàn toàn chúng sẽ tự tạo nên một lớp phủ trên bề mặt cần chống thấm. Vì vậy mà nước hoặc những tác nhân khác khó có thể xâm nhập vào bên trong tường.